Bệnh bướu cổ (hay còn gọi là tuyến giáp) là một loại bệnh lý rất hay gặp trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh lý tuyến giáp hiện nay được thấy là khá phổ biến, có thể mắc ở mọi lứa tuổi, gặp ở nhiều địa phương khác nhau.
Đây là loại bệnh có thể
có yếu tố di truyền, các tác nhân gây nhiễm khuẩn, các rối loạn về miễn dịch…
ngoài ra còn có nguyên nhân rất hay gặp chiếm phần lớn các trường hợp là do chế
độ dinh dưỡng và nước uống.
Đặc biệt, bệnh bướu cổ
có thể mắc phải do nguyên nhân ăn thiếu hoặc thừa muối iod trong khẩu phần ăn
hàng ngày; thiếu hay thừa iod đều là mối quan tâm của sức khỏe cộng đồng. Ở các
vùng núi cao như Tây Nguyên, các vùng núi phía bắc, do trong khẩu phần ăn hàng
ngày lượng iod rất thấp nên có tỷ lệ bệnh bướu cổ khá cao. Nếu cung cấp quá
nhiều iod trong khẩu phần ăn hàng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tình
trạng gia tăng bướu cổ; vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển… nơi mà
trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng iod đủ cho hoạt động sinh
tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iod vào muối ăn vì rất dễ
gây nguy cơ bướu cổ.
* Nếu thiếu iod sẽ dễ bị bệnh lý tuyến giáp như:
suy giáp.
Nếu thiếu hụt iốt kéo
dài, tuyến giáp sẽ không có nguyên liệu để tổng hợp đủ các hoóc môn gây ra suy
giáp. Vì là một tuyến nội tiết quan trọng, chi phối nhiều chu trình, hệ thống
trong cơ thể, nên suy giáp gây nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ
bị giảm sút, suy tim, suy hô hấp…Đặc biệt, suy giáp do thiếu iốt sẽ rất nghiêm
trọng với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, và trẻ sơ sinh như thai chết
lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh; trẻ sẽ bị đần độn, phát triển thể lực và trí
tuệ yếu kém. WHO đánh giá rằng trẻ bị thiếu iốt dù nhẹ cũng làm giảm 13,5 điểm
IQ và khả năng học tập lao động thấp sau này.
* Nếu thừa iod sẽ dễ bị bệnh cường giáp
Jod-Basedow
Đây là hội chứng cường
giáp sau khi dùng quá thừa iốt như: ăn quá nhiều, dùng thuốc có iốt (thuốc
chống loạn nhịp tim, thuốc cản quang có chứa iốt để chụp phim quang tuyến X
trong chẩn đoán hình ảnh y khoa).
Hội chứng Jod-Basedow
thường xuất hiện ở bệnh nhân bị bướu giáp đơn do thiếu iốt (simple goiter) di
chuyển đến một vùng địa lý giàu iốt, hay được bổ sung iốt quá liều. Bản thân
những người bị bệnh Basedow, bướu cổ đa nhân độc hoặc các dạng u tuyến giáp
khác cũng có nguy cơ bị Jod-Basedow khi họ uống thêm nhiều iốt. Tác dụng
Jod-Basedow hầu như không xảy ra ở những người có tuyến giáp hoàn toàn bình
thường.
Ở những người đã có sẵn
các bất thường tuyến giáp, một sự gia tăng iốt dù rất nhỏ cũng có thể khơi mào
Jod-Basedow điển hình khiến tuyến giáp tăng hoạt động mà không còn sự kiểm soát
của tuyến yên. Trong một số trường hợp, hiện tượng Jod-Basedow là trái ngược
với hiệu ứng Wolff-Chaikoff, ức chế hoóc môn tuyến giáp trong giai đoạn ngắn
khi cho một lượng iốt tương đối lớn vào cơ thể.
Chính vì có nhiều loại bướu giáp, nên khi nghi ngờ có thể mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, tư vấn, xét nghiệm, thăm dò để xác định, phân loại, điều trị phù hợp cho từng loại bệnh.
Nên ăn nhiều hay ít sản phẩm giàu iốt khi bị bệnh tuyến giáp?
Một bệnh nhân mắc phải bệnh Basedow (cường giáp, dư iốt). Điều đáng lo ngại nhất, do hiểu bệnh không thấu đáo, khi được chẩn đoán bị bệnh tuyến giáp, bệnh nhân đó lại càng ăn nhiều đồ hải sản để bổ sung iốt. Chế độ dinh dưỡng sai này càng khiến bệnh trạng của chị trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuyến giáp là một cỗ máy im lặng của cơ thể, hầu hết thời gian, nó hoạt động trơn tru đến mức chúng ta quên nó đang tồn tại ở đó. Nhưng cái cơ quan nhỏ hình con bướm này nằm ở đáy cổ giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, nhiệt độ, nhịp tim và nhiều thứ khác, và nếu nó bắt đầu gặp rắc rối, cơ thể sẽ nhanh nhận lấy hậu quả.
Tuyến giáp hoạt động kém khi không sản xuất đủ hoóc-môn tuyến giáp - có thể làm tăng cân, chậm chạp, trầm cảm và tăng nhạy cảm với cảm lạnh. Một tuyến giáp hoạt động quá mức, mặt khác, xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoóc-môn, và có thể dẫn đến sụt cân đột ngột, nhịp tim không đều, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu.
Di truyền học, tình trạng tự miễn dịch, căng thẳng và độc tố môi trường có thể làm rối loạn tuyến giáp của bạn và do đó chế độ ăn sẽ giúp người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề của tuyến giáp.
Bướu giáp đơn thuần khiến cho tuyến giáp to lên nhưng là bướu lành tính, không gây ra cường giáp hay suy giáp, không u hay viêm. Khoảng 80% bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp thường bị bướu giáp đơn thuần. Người ta còn gọi đây là bướu giáp địa phương. Phần lớn, nguyên nhân đứng đầu là do chế độ ăn thiếu iốt, đặc biệt là ở những vùng núi cao, xa biển.
Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần là bổ sung iốt từ muối iốt, thực phẩm như hải sản (tôm, cua, rong biển…).
Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên bổ sung vitamin A, vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất hoóc-môn tuyến giáp, nên cần ăn nhiều trái cây như đu đủ, xoài - những trái cây có màu vàng, trái cây họ cam quýt. Đồng thời, bữa ăn cũng cần nhiều thực phẩm chứa magie như rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi, diếp cá…
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO: 0354894896
Lưu ý, các thức ăn có nguồn gốc từ “cải” như bắp cải, cải xanh, củ cải, bông cải cần phải hạn chế vì trong những thực phẩm này chứa nhiều hợp chất ngăn cản quá trình tổng hợp và sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Những chất này “bắt chết” iốt, tuyến giáp không thể tạo ra hoóc-môn tuyến giáp, nên bắt buộc phải phình to thêm để tăng hoạt động. Rau củ họ “cải” nên luộc trước khi ăn chứ không nên
Cũng bị hạn chế đối với các bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần do thiếu hụt iốt là dung nạp những sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành… hàng ngày. Khoai mì cũng không nên ăn hàng ngày khi đã bị bướu giáp do thiếu hụt iốt.
1/TRANG CHỦ CỦA CÔNG TY:
https://vn.siberianhealth.com/vn/?ref=7033704
2/CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN:
https://vn.siberianhealth.com/vn/bc/index/?ref=7033704
3/BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN:
https://vn.siberianhealth.com/vn/business/register/?ref=7033704
Fanpage:
https://www.facebook.com/huenguyensiberian
Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCqYdcLgr1kFeG3FZScEk5hQ
Zalo: 0354894896
Nhấn vào đường linhk để chát trực tiếp:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét