Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống có người thành công và người thất bại. Vậy nguyên nhân thực sự nằm ở đâu?
Câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc, đó là tại sao lại có sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo? Tại sao cùng một xuất phát điểm lại có người thành công, có người thất bại? Thành công phải gồm những yếu tố nào, nó có phải là sự may mắn mà số mệnh ban phát cho một người hay không?
Với những câu hỏi trên, nhiều người trong chúng ta thường chú ý nhiều hơn đến ngoại cảnh của một người thành công. Từ sự may mắn, điều kiện gia đình, thừa hưởng sự giáo dục tốt… mà ít chú ý đến những nhân tố bên trong, tức tính cách của người thành công và thất bại. Trên thế giới không thiếu những tấm gương tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng và giáo dục nghèo nàn. Chính họ mới là bằng chứng của công thức thành công xây dựng từ nền tảng tính cách. Vậy giữa người thành công và thất bại, hay nói cách khác người thực hiện thành công ước mơ và người từ bỏ ước mơ, họ khác nhau ở điểm nào?
CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 NHÓM NGƯỜI NÀY THÔNG QUA MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ SAU
1/ Đối xử với giấc mơ của bản thân
Trong thâm tâm bất kỳ ai cũng đều ôm ấp ước mơ của riêng mình. Thế nhưng có người tìm mọi cách để nuôi dưỡng, ươm mầm và từng bước tiến gần hơn tới thứ mà mình mong muốn. Ngược lại, có những người vẽ ra ước mơ nhưng để người khác hạ thấp, đánh giá là ảo tưởng, từ từ bóp nghẹt và quên lãng giữa việc mưu sinh, cơm áo hằng ngày. Đó là điều khác biệt cơ bản nhất.
2/ Đối mặt với hành trình
Con đường tiến đến ước mơ không bao giờ là dễ dàng, bởi nếu vậy, cảm giác của thành công đã chẳng lôi cuốn và hấp dẫn đến thế. Người theo đuổi giống như một cỗ máy được lập trình sẵn, họ luôn tiến về phía trước. Họ nhận thức được vị trí của bản thân, không bao giờ chấp nhận chôn vùi bản thân nơi “thung lũng”. Còn người giết giấc mơ, họ luôn sợ hãi và an phận, sẽ cắm trại ở mãi mãi trong thung lũng của sự thất bại mà tự lừa phỉnh bản thân.
3/ Nguyên tắc của bản thân
Những người thành công luôn có một đặc điểm chung là họ xây dựng hệ thống nguyên tắc của chính mình, theo đuổi và giữ vững trong suốt cuộc đời. Họ có thể thất vọng một vài lần, bị hoàn cảnh quật ngã nhưng chưa bao giờ thay đổi nguyên tắc. Nhưng những người giết chết ước mơ lại khá yếu đuối, họ dễ lung lay cùng chóng thay đổi. Họ tự biện hộ đó là sự thích nghi với hoàn cảnh nhưng đôi khi, thích nghi lại là một sự thỏa hiệp hoàn toàn sai lầm.
4/ Sức khỏe và tinh thần
Người theo đuổi giấc mơ tích cực luôn coi trọng thể chất và tinh thần của mình. Bởi đó là hai yếu tố quyết định lớn việc thực hiện giấc mơ của họ. Bạn sẽ không làm được gì nếu mãi nằm trên giường bệnh. Cũng vậy, bạn sẽ thất bại nhanh chóng nếu để cảm xúc chi phối mọi thứ, lúc nào cũng chìm ngập trong bi quan và tuyệt vọng. Đó cũng chính điều mà những người giết chết ước mơ mắc phải.
5/ Luôn tỉnh thức
Trên con đường theo đuổi giấc mơ sẽ luôn có những “miếng mồi” ngon khiến bạn phải suy nghĩ. Có người chọn tỉnh táo, bỏ qua và tiếp tục hướng đến cái đích mà họ ấp ủ từ lâu. Số người còn lại, họ chấp nhận thứ thành công tạm bợ đó, mãn nguyện, buông xuôi và bỏ dở ước mơ của mình. Đó là những người ngủ quên trên chiến thắng.
6/ Khả năng cân bằng cuộc sống
Ước mơ, không phải một sớm một chiều sẽ thành hiện thực nhưng là cả quá trình dài hơi, thậm chí hao tổn cả cuộc đời mới mong đạt được. Và kết quả thành công hay không, nằm ở khả năng cân bằng các khía cạnh cuộc sống. Người cân bằng sẽ nuôi sống ước mơ, người giết chết giấc mơ thì sẽ lao vào con đường kiếm sống.
7/ Đối xử với cảm xúc tích cực và tiêu cực
Bệ phóng duy nhất đưa bạn đến đích của ước mơ là niềm tin, có người nuôi dưỡng, có người bỏ đói. Rào cản duy nhất đến ước mơ là nỗi sợ, có người tiêu diệt, có người để nó điều khiển toàn bộ cuộc đời mình. Thành công, đó là dám làm những điều người khác không tin bạn làm được, thành công hơn nữa là làm những điều bản thân không tin mình có thể đạt được.
8/ Sức mạnh tập trung
Người thành công luôn tập trung, toàn tâm toàn ý, dồn hết tinh lực để thực hiện bằng được thứ mình mong muốn. Họ say mê và chìm đắm như hòa làm một vào công việc mình đang làm. Nhưng người thất bại, họ dễ xao nhãng bởi những cám dỗ bên ngoài, làm việc tùy hứng và không có kế hoạch cụ thể, lâu dài.
Hai loại người khác biệt
Giấc mơ ai cũng có, nhưng mỗi người lại chọn cách để trở thành một loại người khác nhau. Đó là người “hoàn thành”, giữ chặt ước mơ và thực hiện cho đến khi hoàn thành. Loại người còn lại, họ “khởi sự” nhưng lại bỏ rơi ước mơ chưa kịp thành hình để sống cuộc đời bình lặng, tiếc nuối và rồi, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc hay hài lòng về tất cả mọi thứ.
ST: internets
0 nhận xét:
Đăng nhận xét